Ngành điện dân dụng và điện công nghiệp là gì? - Phân biệt

Ngành Điện dân dụng và điện công nghiệp hoặc có thể gọi ngược lại là “Điện công nghiệp và điện dân dụng” là lĩnh vực làm việc mà các kỹ sư, các thợ điện, các kỹ thuật viên được đào tạo bài bản chuyên sâu về các kỹ thuật, kỹ năng sửa chữa, thiết kế, lắp đặt hệ thống điện phục vụ cho cuộc sống xã hội hiện nay.

1. Ngành Điện công nghiệp là gì?

Điện công nghiệp là hệ thống điện lớn được sử dụng tại các cơ sở sản xuất, nhà máy, dự án quy mô từ nhỏ đến lớn. Kỹ sư, kỹ thuật viên điện công nghiệp phải luôn đảm bảo sự vận hành của nguồn điện luôn được ổn định và giúp hệ thống truyền tải điện được phát triển một cách an toàn, hợp lý và hiệu quả.

2. Ngành Điện dân dụng là gì?

Khác biệt với điện công nghiệp, ngành điện công nghiệp là hệ thống điện điều hành, sử dụng các thiết bị có công suất nhỏ, ít tiêu thụ điện năng, ít nguy hiểm hơn. Điện dân dụng thường được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày bao gồm: các hệ thống điện trong nhà, hệ thống chiếu sáng tại các quán ăn, điện sử dụng cho các thiết bị máy lạnh, máy giặt,... Dù là hệ thống điện có công suất nhỏ hơn điện công nghiệp nhưng các kỹ sư, các kỹ thuật viên, thợ điện khi theo học Điện dân dụng cũng phải đảm bảo các tiêu chí an toàn chặt chẽ cho người tiêu dùng.

điện dân dụng và điện công nghiệp 01Ngành điện dân dụng và điện công nghiệp

3. so sánh giữa điện dân dụng và điện công nghiệp.

Điểm khác biệt lớn nhất hơn hết so với điện dân dụng 1 pha là hệ thống điện công nghiệp sử dụng dòng điện 3 pha. Một số tiêu chí so sánh căn bản tại bảng sau:

Tiêu chí

Điện 1 pha

Điện 3 pha

Mức điện áp

– Tại Việt Nam, điện áp 1 pha là 220V

– Ở một số quốc gia khác như Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ,… điện áp 1 pha thấp hơn: 110V, 120V,…

– Điện 3 pha tại Việt Nam có mức điện áp 380V

– Đối với Nhật Bản, điện 3 pha có điện áp 200V còn ở Hoa Kỳ là 220V.

Mục đích sử dụng

Điện một pha được sử dụng để vận hành các thiết bị có công suất nhỏ, phục vụ sinh hoạt gia đình.

Điện 3 pha được sử dụng trong các nhà xưởng, để vận hành những thiết bị, máy móc có công suất lớn.

Mức độ phức tạp

Điện 1 pha gồm có 2 dây dẫn: 1 dây nóng và 1 dây lạnh.

Điện 3 pha gồm có 3 dây nóng và 1 dây lạnh. Đường điện 3 pha có cấu tạo tương tự như ba đường điện 1 pha chạy song song có chung 1 dây trung tính.

Mức độ an toàn

Điện 3 pha rất dễ gây chập, cháy thiết bị nếu trong quá trình lắp đặt có nhầm lẫn.

Mức giá thành

Vì được xếp vào loại điện để sản xuất, kinh doanh nên điện 3 pha sẽ có giá thành tương đối cao hơn so với điện 1 pha.

3. Học điện dân dụng và điện công nghiệp có khó không?

Một kỹ sư Điện công nghiệp và điện dân dụng sau khi ra trường chỉ cần có thể thực hiện thành tạo các thao tác bắt buộc của nghề như:

  • Thực hành đấu nối các hệ thống tín hiệu điện
  • Lắp đặt các thiết bị truyền tải điện
  • Kiểm tra và sửa chữa được các thiết bị điện
  • Bảo trì các hệ thống thiết bị điện 
  • Vận hành hệ thống thiết bị điện cho công ty, nhà máy, xí nghiệp
  • Lắp đặt các thiết bị điện công nghiệp ở khu dân cư

Theo học Ngành điện dân dụng và điện công nghiệp không khó, mọi kiến thức đã được các thầy cô giảng viên lên giáo trình sẵn cả về kiến thức lý thuyết và thực hành, học viên chỉ cần chăm chỉ đọc sách, hiểu rõ định nghĩa, ghi chú và ghi nhớ quy trình thực hiện là có thể thành thạo được kiến thức và thực hành.

Đối với hệ Trung cấp ngành điện công nghiệp và điện dân dụng, các môn học là những môn học căn bản nhất, giúp học viên dễ dàng hiểu rõ nội dung ngành, bên cạnh đó chương trình đào tạo này rất chú trọng về thực hành, các học viên sẽ đượ cầm tay chỉ việc một cách tỉ mỉ và tiếp cận được các hệ thống, quy trình hiện đại nhất hiện nay của ngành.

điện dân dụng và điện công nghiệp 03Phân biệt Điện dân dụng và điện công nghiệp

4. Thông tin tuyển sinh Trung cấp Điện Công nghiệp và Điện dân dụng

  • Phạm vi tuyển sinh: Toàn Quốc
  • Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển
  • Thời gian đào tạo:

 

Học viên đã tốt nghiệp THCS: 18 tháng (1,5 năm)

Học viên trượt THPT: 18 tháng (1,5 năm)

Học viên đã tốt nghiệp THPT: 12 tháng (1 năm)

Học viên đã tốt nghiệp các hệ đào tạo từ Trung cấp ngành khác trở lên: 10 đến 12 tháng.

  • Hình thức đào tạo: Học tập trung tại trường hoặc học online

5. Hồ sơ đăng ký.

Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm:

  •  Phiếu đăng ký dự tuyển vào giáo dục nghề nghiệp theo mẫu của nhà trường.
  • Bản sao chứng thực của một trong các giấy tờ sau: bằng tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng/Đại học hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời Trung cấp/Cao đẳng/Đại học
  • Bản sao công chứng bảng điểm THCS, THPT, Trung cấp/Cao đẳng/Đại học
  • 02 Bản sao công chứng giấy khai sinh (bắt buộc), đã có CMND/CCCD thì nộp kèm theo
  • 02 Ảnh 3*4 (Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh sau tấm ảnh) và 02 phong bì dán sẵn tem.

6. Đăng ký xét tuyển

7. Liên hệ

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN CATIEDU

Hotline: 0838.068.068 - Cô Ngân

Qua bài viết trên, Catiedu hi vọng đã cung cấp phần nào thông tin giải đáp thắc mắc của học viên về Ngành điện dân dụng và điện công nghiệp. Đăng ký học Trung cấp Điện công nghiệp và Điện dân dụng tại Catiedu ngay để có mức học phí rẻ nhất, chất lượng đào tạo tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Phòng Tuyển sinh – HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN CATIEDU

ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN TRỰC TUYẾN

Thí sinh điền đầy đủ thông tin vào phiếu đăng ký dưới đây, cán bộ Phòng Tuyển Sinh của nhà trường sẽ liên hệ lại để hướng dẫn hồ sơ và các thủ tục cần thiết.

Đăng ký tư vấn
Zalo OA
Facebook Messenger