Học trung cấp y sĩ ra trường làm gì?
Trong xã hội hiện nay, Y sĩ là một công việc không thể thiếu tại bệnh viện và các cơ sở y tế. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều học viên không hiểu rõ được định nghĩa của trung cấp y sĩ là gì cũng như các thông tin về ngành Y sĩ và học trung cấp Y sĩ ra làm gì sau này.
1. Tìm hiểu về ngành Y sĩ?
Trong lĩnh vực Y khoa, Y sĩ được xem như là một thành phần không thể thiếu tại mỗi bệnh viện và các cơ sở y tế cũng như các nơi cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh. Y sĩ là những người làm nhiệm vụ hỗ trợ các y bác sĩ trong quá trình làm việc, giúp giữ gìn trật tự và nề nếp của nơi khám, chữa bệnh.
Ngành Y sĩ tưởng chừng như đơn giản nhưng lại đòi hỏi nghiệm vụ chuyên môn của người đảm nhiệm và khả năng xử lý các công việc hành chính, văn phòng nhằm để san sẻ khối lượng cho các y bác sĩ chính.
Bên cạnh đó, công việc của Y sĩ còn là cập nhật thông tin của bệnh nhân, trực điện thoại và xếp lịch hẹn khám bệnh cũng như chịu trách nhiệm xử lý các tình huống thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách.
Vậy trung cấp Y sĩ là gì? Trung cấp Y sĩ là hình thức đào tạo một cách bài bản, giúp học viên nắm vững được kiến thức lý thuyết cơ bản cũng như các kỹ năng chuyên môn cần có của một Y sĩ, nhằm phát triển ngành Y sĩ ngày càng được lớn mạnh với những Y sĩ có chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng giỏi.
Tìm hiểu về ngành Y sĩ.
2. Hệ trung cấp y sĩ là như thế nào?
Trung cấp Y sĩ hay còn được gọi là Trung cấp Y sĩ đa khoa là hình thức đào tạo học viên trở thành các Y sĩ đa khoa giỏi, có chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng để có thể hỗ trợ được các y bác sĩ và xử lý các tình huống tại bệnh viện.
Để làm được điều đó, chương trình học Trung cấp Y sĩ đa khoa sẽ bao gồm những gì?
2.1 Kiến thức chuyên môn:
Trong chương trình đào tạo Trung cấp Y sĩ, kiến thức chuyên môn sẽ bao gồm các kiến thức cơ bản như:
- Cấu tạo, hoạt động và các chức năng của cơ thể con người
- Mối liên hệ giữa môi trường sống xung quanh đến sức khỏe của con người
- Các biện pháp duy trì và cải thiện tình trạng sức khỏe, chất lượng đời sống
- Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa một số bệnh cơ bản thường gặp
- Quy định và chính sách của Nhà nước trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
2.2 Kỹ năng nghiệp vụ
Bên cạnh các kiến thức cơ bản của Trung cấp Y sĩ, học viên còn được đào tạo các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để có thể phục vụ cho công việc cũng như thực hiện nhiệm vụ của một Y sĩ như:
- Thực hiện công việc thăm khám và điều trị các bệnh thông thường cho bệnh nhân
- Cách xử trí ban đầu cho các trường hợp cấp cứu tại các cơ sở y tế
- Thực hiện một số thủ thuật theo quy định của Bộ Y tế, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng
- Cách chuyển bệnh nhân lên các bệnh viện tuyến trên kịp thời, nhanh chóng
- Tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình y tế quốc gia
- Cách lập kế hoạch và triển khai thực hiện phòng bệnh và chống dịch
- Truyền thông giáo dục, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và vận động cộng đồng
- Quản lý trạm y tế cấp xã.
3. Cơ hội việc làm của Trung cấp Y sĩ?
Có thể thấy rằng, Y sĩ chính là một phần không thể thiếu trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Chính vì vậy, cơ hội việc làm của một Trung cấp Y sĩ là vô cùng cao. Theo thống kê của Bộ Lao động Mỹ (năm 2010 - 2018), tỷ lệ người học Trung cấp Y sĩ tìm được việc làm sau khi ra trường có tỷ lệ lên đến hơn 34%.
Sau khi Tốt nghiệp Trung cấp Y sĩ, học viên có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như làm việc tại bệnh viện, văn phòng đa khoa, phòng khám, y khoa tư nhân cũng như tại bất kỳ nơi nào có dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Học Trung cấp Y sĩ ra trường làm gì?
4. Công việc của một Y sĩ
Học Trung cấp Y sĩ ra trường làm gì là câu hỏi được nhiều học viên và phụ huynh thắc mắc. Hiện nay, công việc của một người Tốt nghiệp Trung cấp Y sĩ sau khi ra trường có thể kể đến các công việc dưới đây.
4.1 Công việc văn phòng
Các kiến thức cơ bản mà học viên được đào tạo tại trường sẽ giúp học viên có thể xử lý được các công việc văn phòng như:
- Trả lời điện thoại
- Sắp xếp lịch hẹn, thăm khám cho bệnh nhân và các bác sĩ phụ trách
- Sắp xếp và phân loại văn bản
- Tiếp đón bệnh nhân
- Cập nhật báo cáo Y khoa
- Lưu trữ thông tin bảo hiểm
- Sắp xếp dịch vụ Y khoa
- Làm các công việc khác trong văn phòng Y khoa
4.2 Công việc làm sàn
Sau khi Tốt nghiệp Trung cấp Y sĩ, học viên sẽ được cấp Chứng nhận hành nghề, giúp học viên có thể làm các công việc lâm sàng khác tại bệnh viện và các cơ sở y tế dưới sự quản lý của bác sĩ, điều dưỡng hoặc thư ký Y khoa như:
- Hỗ trợ các y bác sĩ
- Điều dưỡng lâm sàng
- Đo lường các chỉ số sinh tồn
- Chuẩn bị các bài đánh giá Y khoa cho bệnh nhân
- Giải thích quy trình điều trị và tập hợp các kết quả xét nghiệm
- Tham gia quy trình lấy máy, đo điện tâm đồ
- Hướng dẫn phát thuốc
4.3 Công việc chuyên môn
Tùy vào lĩnh vực mà các Y sĩ làm việc sẽ có các yêu cầu về lĩnh vực chuyên môn riêng cũng như các công việc văn thư và lâm sàng khác nhau.
4.4 Công việc bệnh viện
Đối với một Y sĩ, kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân sẽ giúp bạn có thể thực hiện các công việc đặc thù tại bệnh viện trong lĩnh vực của một người Y sĩ, như:
- Thực hiện các nhiệm vụ lâm sàng
- Chăm sóc các nhu cầu hàng ngày của bệnh nhân
- Giúp bệnh nhân vệ sinh cá nhân
- Chuyển bệnh nhân sang các phòng ban để thử nghiệm và điều trị
5. Các tiêu chí yêu cầu của một y sĩ
Việc đăng ký học Trung cấp Y sĩ tại Catiedu cũng là một cách để học viên được đào tạo trong một môi trường giáo dục bài bản nhất, giúp học viên nắm được các kiến thức lý thuyết cũng như có cơ hội thực hành, cọ sát với thực tế, từ đó, giúp học viên hiểu và nắm được các tiêu chí yêu cầu mà bất cứ người Y sĩ nào cũng phải có.
5.1 Trình độ chuyên môn
Khi theo học Trung cấp Y sĩ tại Catiedu, học viên sẽ được đào tạo bài bản trong suốt quá trình học. Bên cạnh đó, để trau dồi kỹ năng và nghiệp vụ, trường cũng sẽ tổ chức cho học viên tham gia các buổi học tại phòng thí nghiệm lâm sàng mô phỏng lại theo khuôn mẫu của bệnh viện cùng các chuyên gia và giảng viên giàu kinh nghiệm. Ngoài ra, học viên sẽ được giảng dạy về giải phẫu học, sinh lý học, thuật ngữ y tế và các môn thuộc lĩnh vực văn phòng Y khoa nhằm có kiến thức để làm việc sau này.
5.2 Chứng nhận hành nghề
Chứng chỉ hành nghề là một loại chứng nhận không thể thiếu ở bất cứ người Y sĩ nào, thể hiện được trình độ chuyên môn của người Y sĩ đã đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu để làm việc và được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận một cách hợp pháp. Đối với Y tế Nhà nước, chứng chỉ hành nghề của nhân viên sẽ do các bệnh viện và các cơ quan y tế cấp phép.
Chứng chỉ hành nghề giúp Y sĩ có cơ hội tham gia vào các công tác khám chữa bệnh tại phòng khám hoặc các bệnh viện tư nhân, mở phòng chẩn trị Y học cổ truyền, Cơ sở dịch vụ tiêm thuốc, thay băng… Cơ sở chăm sóc sức khỏe tại nhà và chiếc “chìa khóa” để học viên có thể học nâng cao kiến thức như Bác sĩ, Cử nhân điều dưỡng.
5.3 Kỹ năng giao tiếp
Đa phần, các công việc của một Y sĩ đều là giao tiếp với bệnh nhân nên kỹ năng giao tiếp là một yếu tố bắt buộc phải có của một Y sĩ. Mỗi ngày làm việc, các Y sĩ đều phải gặp gỡ bệnh nhân ở nhiều độ tuổi và giới tính khác nhau cũng như thực hiện các công việc kiểm tra huyết áp, chỉ số sinh tồn, tiêm thuốc, băng bó hoặc hướng dẫn bệnh nhân. Chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân chính là cầu nối giữa bệnh nhân và Y sĩ, giúp củng cố sự tin tưởng của bệnh nhân dành cho người Y sĩ tiếp nhận và giúp sự tương tác giữa Y sĩ và bệnh nhân diễn ra dễ dàng hơn.
5.4 Các kỹ năng hành chính
Thông thường, tại các bệnh viện hoặc phòng khám nhỏ, bộ phận tiếp tân sẽ được giao cho Y sĩ đảm nhiệm. Chính vì vậy, Y sĩ cần phải nắm rõ các kỹ năng hành chính và chịu trách nhiệm các công việc hành chính liên quan đến bộ phận của mình.
5.5 Kỹ năng giải phẫu
Mặc dù công việc giải phẫu sẽ được giao cho các bác sĩ chuyên môn, nhưng với một Y sĩ, kỹ năng giải phẫu cũng sẽ giúp các Y sĩ hoàn thành tốt công việc kiểm tra cơ bản và chuẩn bị công việc cho các bác sĩ phụ trách ca giải phẫu.
Yêu cầu kỹ năng giải phẫu của một Y sĩ bao gồm việc thông hiểu được hệ thống thần kinh, tiết niệu, tiêu hóa, hệ thống hô hấp, sinh sản, nội tiết tố, tim mạch cũng như xác định vị trí cơ thể đang bị ảnh hưởng và báo cáo điều này lại cho các bác sĩ.
5.6 Kỹ năng phòng thí nghiệm
Ngoài những yêu cầu trên, các Y sĩ cần phải có thêm kỹ năng phòng thí nghiệm khi làm việc tại các cơ sở y khoa nhỏ và không cần phải những mẫu xét nghiệm đến các phòng thí nghiệm lớn. Kỹ năng này sẽ giúp các Y sĩ thực hiện các công việc như kiểm tra thị lực, thai sản, phân tích nước tiểu và các mẫu bệnh phẩm, từ đó chuẩn bị cho các mẫu bệnh phẩm nếu cơ sở không thể tiến hành kiểm tra.
Các tiêu chí cần có của một Y sĩ.
6. Hồ sơ đăng ký xét tuyển.
Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm:
- Phiếu đăng ký dự tuyển vào giáo dục nghề nghiệp theo mẫu của nhà trường.
- Bản sao chứng thực của một trong các giấy tờ sau: bằng tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng/Đại học hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời Trung cấp/Cao đẳng/Đại học
- Bản sao công chứng bảng điểm THCS, THPT, Trung cấp/Cao đẳng/Đại học
- 02 Bản sao công chứng giấy khai sinh (bắt buộc), đã có CMND/CCCD thì nộp kèm theo
- 02 Ảnh 3*4 (Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh sau tấm ảnh) và 02 phong bì dán sẵn tem.
7. Xét tuyển Trung cấp Y sĩ
8. Liên hệ tư vấn
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN CATIEDU
Hotline: 0838.068.068 - 0777.255.777 - 0943.11.33.11
Qua bài viết trên, Catiedu đã cung cấp cho học viên về các ngành nghề, việc làm mà một học viên Trung cấp y sĩ sau khi tốt nghiệp có thể làm việc, áp dụng kiến thức của mình. Hi vọng với các thông trên đã giúp giải đáp phần nào thắc mắc của bạn. Đăng ký học Trung cấp Y sĩ đa khoa tại Catiedu ngay để được giảm 40% học phí so với học tập trung truyền thống.
Thông tin liên hệ:
Phòng Tuyển sinh – HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN CATIEDU
- Văn phòng tuyển sinh: 85 Nguyễn Văn Nghi, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
- Hotline: 0943.11.33.11 – Zalo: HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN CATIEDU
- Email: [email protected] – Website: cati.edu.vn
- Trang Facebook: https://www.facebook.com/Cati.edu.vn
ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN TRỰC TUYẾN
Thí sinh điền đầy đủ thông tin vào phiếu đăng ký dưới đây, cán bộ Phòng Tuyển Sinh của nhà trường sẽ liên hệ lại để hướng dẫn hồ sơ và các thủ tục cần thiết.