Kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị | Uy tín - Trách nhiệm | CATIEDU
KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT THIẾT BỊ - UY TIN - TRÁCH NHIỆM - CATIEDU
Nội dung chính
1. Kiểm định an toàn là gì?
2. Tại sao phải kiểm định an toàn thiết bị, máy móc?
3. Danh mục yêu cầu bắt buộc phải kiểm định theo quy định pháp luật
4. Quy trình kiểm định chung cho thiết bị, máy móc
5. Tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật Thăng Long - Catiedu
6. Kết Luận
Với mong muốn giảm thiểu các trường hợp tai nạn lao động liên quan đến thiết bị, máy móc Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội đã ban hành Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH về danh mục thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. Theo đó, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn đưa thiết bị, máy móc vào vận hành sử dụng đều phải kiểm định an toàn.
Xem thêm:
✍ Kiểm định chất lượng sản phẩm theo yêu cầu
✍ Kiểm định/hiệu chuẩn thiết bị y tế
✍ Phân biệt kiểm định an toàn thiết bị và chứng nhận hợp quy thiết bị
Kiểm định an toàn thiết bị máy móc tại Thăng Long
1. Kiểm định an toàn là gì?
Kiểm định kỹ thuât an toàn là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, phân tích của đơn vị kiểm định theo qui trình kiểm định nhằm đánh giá tình trạng an toàn của các loại thiết bị theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật. Kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị máy móc là yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức doanh nghiệp được quy định tại Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019.
Theo quyết định được Cục trưởng Cục an toàn lao động, Bộ LĐTB&XH Hà Tất Thắng (thừa quyền Bộ trưởng) ký ban hành, Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật Thăng Long- Chi nhánh công ty TNHH Kinh tế và Kỹ thuật Thăng Long được chứng nhận đủ điều kiện hoạt động Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ LĐTB&XH.
Theo quy định về pháp luật an toàn lao động, có rất nhiều loại thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Những thiết bị này bao gồm có mức độ rủi ro cao, khi xảy ra sự cố có thể ảnh hưởng lớn đến con người, tài sản và môi trường. Chính vì lý do này, thiết bị phải được kiểm định và đăng ký trước khi đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, thiết bị phải được kiểm định định kỳ (thời gian giữa 2 lần kiểm định phụ thuộc vào chủng loại và tình trạng thiết bị).
2. Tại sao phải kiểm định an toàn thiết bị, máy móc?
Ngày nay, thiết bị máy móc đang ngày càng trở thành một phần không thể thiếu đối với các tổ chức, doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, các thiết bị máy móc được đưa vào sử dụng cũng đồng nghĩa với việc khó tránh khỏi nguy cơ xảy ra tai nạn, hỏng hóc gây mất an toàn cho người lao động. Chính vì vậy, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị máy móc giúp doanh nghiệp:
- Đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu về luật pháp mà Nhà nước ban hành;
- Đảm bảo an toàn cho con người và hàng hóa trong quá trình sử dụng máy móc;
- Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn;
- Giảm thiểu các trường hợp tại nạn lao động khi thiết bị, máy móc vận hành an toàn;
- Góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường nhờ vào thiết bị, máy móc đã được đảm bảo an toàn lao động.
3. Danh mục yêu cầu bắt buộc phải kiểm định theo quy định pháp luật
Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội quy định danh mục thiết bị, máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động:
3.1 Kiểm định an toàn thiết bị nâng
- Kiểm định thang máy, thang cuốn, băng tải;
- Kiểm định cầu trục, cần trục;
- Kiểm định thiết bị nâng, xe nâng hàng, xe nâng người;
- Kiểm định pa lăng;
- Kiểm định kích thủy lực;
- Kiểm định vận thăng;
- Kiểm định tời điện, tời tay, tời thủ công trọng lượng trên 1000kg;
- Kiểm định hệ thống cáp treo;
- Kiểm định cầu trượt, công trình vui chơi công cộng.
3.2 Kiểm định thiết bị áp lực
- Kiểm định nồi hơi, lò hơi, nồi đun nước nóng;
- Kiểm định nồi gia nhiệt dầu;
- Kiểm định bình chịu áp, chai chịu áp;
- Kiểm định bồn chưa khí hóa lỏng(LPG);
- Kiểm định bồn chứa hóa chất, nguyên liệu hóa học;
- Kiểm định hệ thống đường ống dẫn khí: LPG, hệ thống lạnh, hệ thống y tế;
- Kiểm định hệ thống đường ống dẫn nước nóng, hơi nóng;
- Kiểm định hệ thống lạnh các loại.
3.3 Kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị đo lường
- Kiểm định nhiệt áp kế;
- Kiểm định nhiệt ẩm kế;
- Kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét;
- Kiểm định van an toàn;
- Kiểm định đồng hồ đo khí dân dụng.
Ngoài Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH quy định về an toàn thiết bị máy móc thì với Thông tư số 33/2015/TT-BCT về quản lý an toàn thiết bị điện. Tổ chức cũng cần phải thực hiện kiểm định an toàn thiết bị điện.
Kiểm định an toàn máy móc là yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức
DANH MỤC KIỂM ĐỊNH – HIỆU CHUẨN – AN TOÀN CỦA THĂNG LONG
-
Kiểm định nồi hơi
-
Kiểm định nồi gia nhiệt dầu
-
Kiểm định đường ống dẫn hơi nước, nước nóng
-
Kiểm định bìn chịu áp lực
-
Kiểm định bồn, bể ( xi téc ) Thùng chứa, chở khí hóa lỏng
-
Kiểm định hệ thống cung cấp, hệ thống điều chế, hệ thống nạp khí nén
-
Kiểm định đường ống dẫn khí y tế
-
Kiểm định cân
-
Kiểm định hệ thống chống sét
-
Kiểm định máy công trình
-
Kiểm định hệ thống lạnh
-
Kiểm định xe nâng
-
Kiểm định xe cẩu
-
Kiểm định cầu trục, pha lăng
-
Kiểm định tời nâng hàng
-
Kiểm định thang máy, thang cuối
-
Kiểm định vận thăng
-
Kiểm định máy xúc, máy đào, lu ủi ….
-
Kiểm định máy phát điện
-
Kiểm định giàn giáo
-
Kiểm định máy hàn, mắy cắt
-
Kiểm định áp kế
-
Kiểm định dây đai an toàn
-
Kiểm định cáp
-
Kiểm định mani, móc xích
-
Kiểm định van an to
4. Quy trình kiểm định chung cho thiết bị, máy móc
Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký kiểm định với tổ chức kiểm định;
Bước 2: Ký hợp đồng kiểm định an toàn;
Bước 3: Tổ chức kiểm định lập kế hoạch kiểm định;
Bước 4: Tiến hành kiểm định thiết bị gồm các bước:
- Kiểm tra bên ngoài;
- Kiểm tra bên trong;
- Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
- Kiểm tra vận hành.
Bước 5: Dán tem kiểm định lên thiết bị đã kiểm tra (nếu đạt yêu cầu);
Bước 6: Cấp kết quả cho khách hàng: Biên bản kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định cho doanh nghiệp.
5. Trung Tâm kiểm định an toàn kỹ thuật Thăng Long
Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật Thăng Long – Chi nhánh công ty TNHH Kinh tế và Kỹ thuật Thăng Long được thành lập ngày 17/9/2019 theo giấy phép kinh doanh số: 0312858178-004; Mã số thuế: 0312858178-004. Hiện trụ sở của Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật Thăng Long có địa chỉ tại số: 259 Dương Quảng Hàm, Phường 6, Quận Gò Vấp, TPHCM
+10.000 khách hàng trên toàn quốc đã thực hiện kiểm định an toàn tại Thăng Long, chúng tôi luôn đặt chất lượng dịch vụ và sự an toàn của khách hàng lên hàng đầu. Đặc biệt với chi phí kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị hợp lý phù hợp với mọi tổ chức doanh nghiệp.
Kết Luận
Như vậy, kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị máy móc là hoạt động hết sức quan trọng và bắt buộc đối với hầu hết các doạnh nghiệp tại Việt Nam. Hoạt động này không chỉ đảm bảo an toàn sức khỏe vệ sinh cho người lao động mà còn giúp cho doanh nghiệp bảo vệ tài sản cơ sở vật chất trước sự cố đáng tiếc xảy ra.
Quý khách hàng cần kiểm định kỹ thuật an toàn Quý khách liên hệ hotline 0838.068.068 - 0822.778800 , Email: [email protected] hoặc để lại thông tin liên hệ để được hỗ trợ.
Thông tin liên hệ:
Phòng Tuyển sinh – HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN CATIEDU
- Văn phòng tuyển sinh: 85 Nguyễn Văn Nghi, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
- Hotline: 0943.11.33.11 – Zalo: HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN CATIEDU
- Email: [email protected] – Website: cati.edu.vn
- Trang Facebook: https://www.facebook.com/Cati.edu.vn
ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN TRỰC TUYẾN
Thí sinh điền đầy đủ thông tin vào phiếu đăng ký dưới đây, cán bộ Phòng Tuyển Sinh của nhà trường sẽ liên hệ lại để hướng dẫn hồ sơ và các thủ tục cần thiết.