Tuyển sinh Thạc sĩ Quản lý kinh tế
Nếu bạn đã theo học ngành Quản lý kinh tế và được cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quản lý kinh tế. Và được phát triển các kỹ năng mềm. Hơn hết, bạn đang có nhu cầu nâng cấp tấm bằng cũng như học thêm những điều mới mẻ, thì học lên để trở thành một thạc sĩ quản lý kinh tế trong tương lai thật là lựa chọn sáng suốt! Hãy đăng ký tham gia tuyển sinh thạc sĩ quản lý kinh tế cùng Trường Đại học Thành Đông nhé.
1. Thông tin chung:
- Tên chuyên ngành đào tạo:
- Tiếng Việt: Quản lý kinh tế
- Tiếng Anh: Economic Management
- Mã số chuyên ngành đào tạo: 8340401
- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
- Thời gian đào tạo: 1,5 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
- Tiếng Việt: Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế
- Tiếng Anh: The Degree of Master in Economic Management
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Thành Đông
Cùng tìm hiểu về chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế nhé!
2. Chương trình đào tạo thạc sĩ quản lý kinh tế
STT | Tên học phần | Tính chất | Tín chỉ | Tên tiếng Anh |
I | Kiến thức chung | 11 | ||
1 | Triết học | Bắt buộc | 4 | Philosophy |
2 | Tiếng Anh | Bắt buộc | 4 | English |
3 | Phương pháp nghiên cứu | Bắt buộc | 3 | Research Methods |
II | Kiến thức cơ sở và chuyên ngành | 13 | ||
4 | Kinh tế vi mô dành cho khu vực công | Bắt buộc | 3 | Microeconomics for the Public Sector |
5 | Kinh tế vĩ mô dành cho khu vực công | Bắt buộc | 3 | Macroeconomics for the Public Sector |
6 | Phương pháp định lượng | Bắt buộc | 4 | Quantitative method |
7 | Quản trị nhà nước | Bắt buộc | 3 | Public governance |
Tự chọn (chọn 8 trong 12 môn: 6 x 3 + 2 x 2 = 22) | 22 | |||
8 | Quản lý tài chính - ngân sách nhà nước | Tự chọn | 3 | Financial administration and public budgeting |
9 | Thẩm định dự án đầu tư | Tự chọn | 3 | Project appraisal |
10 | Kinh tế môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Tự chọn | 3 | Natural resources and environmental economics |
11 | Chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn | Tự chọn | 3 | Agricultural and rural development policy |
12 | Kinh tế vùng và địa phương | Tự chọn | 3 | Economics of local and regional development |
13 | Đánh giá tác động chính sách | Tự chọn | 2 | Impact evaluation of policy |
14 | Kinh tế phát triển | Tự chọn | 3 | Development economics |
15 | Luật và Phát triển | Tự chọn | 2 | Law and development |
16 | Phân tích dữ liệu đa biến | Tự chọn | 3 | Multivariate analysis |
17 | Hệ thống thông tin quản lý | Tự chọn | 3 | Management information system |
18 | Phân tích chuỗi giá trị nông sản | Tự chọn | 2 | Value chain analysis of agricultural products |
19 | Kinh tế học khu vực công | Tự chọn | 3 | Public economics |
III | Luận văn | 14 | Thesis | |
Tổng cộng : | 60 |
3. Mục tiêu đào tạo
3.1 Về kiến thức cơ bản
- Mở rộng, nâng cao và cập nhật các kiến thức cơ sở đã được giảng dạy về quản lý kinh tế.
- Nắm vững kiến thức về chương trình đào tạo thạc sĩ quản lý kinh tế để phân tích, đánh giá tổng hợp các tác động của quản lý kinh tế vĩ mô và cho ra những phương hướng, chiến lược đúng đắn, mang lại chính sách giải quyết một cách hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh.
- Hiểu được các nguyên tắc quản lý kinh tế, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh giúp hoàn thiện khả năng đưa ra quyết định phù hợp với đạo đức và luật pháp để hạn chế những rủi ro trong quản lý kinh tế.
- Hiểu biết và làm chủ để ứng dụng thành thạo những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và kinh tế vào việc phân tích, đề xuất và hoạch định, tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế xã hội ở các cấp độ ngành/địa phương khác nhau.
3.2 Về kiến thức chuyên sâu
- Có chuyên môn sâu về quản lý kinh tế, thông thạo các nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý kinh tế, kỹ năng thực hành ở mức độ thành thạo để tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Trang bị các kiến thức mới theo hướng chuyên sâu và ứng dụng cho học viên đặc biệt kiến thức chuyên ngành về quản trị, quản lý kinh tế trong xu thế hội nhập. Trong đó dành một khối lượng kiến thức hợp lý để học viên giải quyết những tình huống và các vấn đề thực tiễn của các cơ quan quản lý nhà nước trong môi trường toàn cầu hóa.
- Hiểu biết và làm chủ để ứng dụng thành thạo những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và kinh tế vào việc phân tích, đề xuất và hoạch định, tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội ở các cấp độ ngành/địa phương khác nhau.
Bên cạnh những kiến thức thì không thể thiếu những kỹ năng.
3.3 Về kỹ năng chuyên ngành
- Làm chủ kỹ năng lãnh đạo, hoạch định chiến lược và ra quyết định để xử lý các biến động trong quá trình quản lý kinh tế.
- Nắm bắt cơ hội kinh doanh, huy động và tổ chức nguồn lực để hiện thực hóa các mục tiêu quản lý kinh tế.
- Có kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết kịp thời các vấn đề thực tế nảy sinh trong quá trình quản lý kinh tế.
- Có kỹ năng vận dụng các công cụ thống kê, các kỹ thuật phân tích định lượng của ngành kinh tế và quản lý công vào hoạt động thực tiễn để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn quản lý;
- Có kỹ năng tư duy, phản biện, nghiên cứu độc lập và phát hiện, giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế.
- Linh hoạt và sáng tạo trong việc lên ý tưởng quản lý và thực hiện nhiệm vụ cụ thể trong quản lý kinh tế đối với từng ngành, từng lĩnh vực và đối với các đối tượng cụ thể trong quản lý.
3.4 Về kỹ năng mềm
- Một thạc sĩ quản lý kinh tế nên có tư duy phản biện về quy hoạch, chính sách và tổ chức.
- Khả năng tư duy, sáng tạo, tổ chức các công việc quản lý một cách độc lập tại các cơ quan quản lý nhà nước.
- Tự tin, linh hoạt, khéo léo khi giao tiếp với đối tác, đối tượng quản lý đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của đối tác, đối tượng quản lý trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế;
- Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
4. Điều kiện tuyển sinh thạc sĩ quản lý kinh tế.
Yêu cầu đầu tiên và cũng là bắt buộc khi học thạc sĩ kinh tế đó là người học đã tốt nghiệp đại học. Thông thường, đối với những người có bằng đại học đúng chuyên ngành kinh tế sẽ được thi tuyển sinh thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp.
Đối với những trường hợp tốt nghiệp đại học ngành khác, bạn phải học và thi môn bổ sung kiến thức, đồng thời phải có tối thiểu từ 1-2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngành kinh tế.
5. Đào tạo thạc sĩ quản lý kinh tế từ xa ( trực tuyến )
Hiện nay, Trường Đại học Thành Đông đã mở lớp đào tạo thạc sĩ quản lý kinh tế từ xa giúp cho những học viên có nhu cầu học trực tuyến hoặc những học viên không có điều kiện thời gian để học trực tiếp. Tham gia lớp học này, học viên được chủ động sắp xếp thời gian, lịch rảnh của mình và rõ ràng học viên được chủ động hoàn toàn trong suốt quá trình học tập. Mặc dù được đào tạo theo hình thức trực tuyến nhưng chất lượng học tập, các bài giảng vẫn cung cấp đầy đủ những kiến thức theo sát chương trình học.
Đào tạo thạc sĩ quản lý kinh tế Online, chủ động về thời gian
6. Đăng ký tuyển sinh
7. Thông tin liên hệ.
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN CATIEDU
Hotline: 0838.068.068 - 0777.255.777 - 0943.11.33.11
Địa chỉ: Số 37/5 Ngô Tất Tố, P.21, Q. Bình Thạnh, TP HCM.
Catiedu tin rằng qua những thông tin tổng quan về chương trình học, điều kiện tham gia học, quy trình học tập và những thông tin tuyển sinh về hệ đào tạo thạc sĩ quản lý kinh tế đã giúp cho những cử nhân đưa ra được quyết định cho riêng mình. Mọi thắc mắc xin liên hệ về đường dây nóng: 0838.068.68 để được tư vấn và đăng ký tham gia khóa học ngay nhé.
Thông tin liên hệ:
Phòng Tuyển sinh – HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN CATIEDU
- Văn phòng tuyển sinh: 85 Nguyễn Văn Nghi, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
- Hotline: 0943.11.33.11 – Zalo: HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN CATIEDU
- Email: [email protected] – Website: cati.edu.vn
- Trang Facebook: https://www.facebook.com/Cati.edu.vn
ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN TRỰC TUYẾN
Thí sinh điền đầy đủ thông tin vào phiếu đăng ký dưới đây, cán bộ Phòng Tuyển Sinh của nhà trường sẽ liên hệ lại để hướng dẫn hồ sơ và các thủ tục cần thiết.